Đăng ký kênh youtube Quoidecor

 để xem video chia sẻ về thủy sinh

DANH MỤC SẢN PHẨM

VIDEO MỚI

Hồ thủy sinh Suối rừng rực rỡ sắc màu #nature #aquarium #shorts #fishtank #forest

Thuỷ sinh Quoidecor 2 Tháng mười, 2024 10:38 sáng

Cây thủy sinh dễ trồng tuyệt đẹp, Trân châu cao 3 lá. #aquarium #shorts

Thuỷ sinh Quoidecor 8 Tháng chín, 2024 2:35 chiều

Khơi nguồn đam mê, Sea Fan coral #coral #shorts #trending

Thuỷ sinh Quoidecor 1 Tháng bảy, 2024 6:32 chiều

Đói quá đói rồi cho tụi tui ăn đi. #fish #koifish #shorts

Thuỷ sinh Quoidecor 26 Tháng sáu, 2024 11:39 sáng

This error message is only visible to WordPress admins

Important: No API Key Entered.

Many features are not available without adding an API Key. Please go to the YouTube Feed settings page to add an API key after following these instructions.

Rêu hại trong hồ thủy sinh, nhận biết và xử lý

Rêu hại trong hồ cá thủy sinh đã trở thành một đề tài rất quen thuộc trong thủy sinh. Là người mới chơi thủy sinh hay dân chuyên nghiệp thì trước sau gì cũng gặp phải trường hợp rêu hại tấn công vào hồ cá thủy sinh của mình.

Có 1 thực tế bạn nên chấp nhận đó là không có cách nào diệt 100% rêu hại, chúng ta chỉ hạn chế tối đa sự phát triển của nó và xem đó như 1 phần của hồ thuỷ sinh chúng ta.

Rêu hại trong hồ thủy sinh là gì?

Rêu hại trong hồ thủy sinh được định nghĩa cơ bản là loài rêu tự phát trong hồ thủy sinh trong một điều kiện nhất định. Chúng sẽ bám vào các cây thủy sinh, đá, thậm chí là những rêu trong hồ thủy sinh của mình. Với tốc độ phát triển khá nhanh và khả năng làm mất mỹ quang chung của hồ thủy sinh, các loài rêu hại không mời mà đến ấy có khi phá hỏng hết tất cả hồ thủy sinh chỉ trong thời gian ngắn. Nhưng khi các bạn đã trang bị đầy đủ kinh nghiệm để xử lý chúng thì rêu hại trong hồ thủy sinh không còn là vấn đề khó chịu của mình.

CÁC LOẠI RÊU HẠI PHỔ BIẾN TRONG HỒ THUỶ SINH

1. Rêu tóc, rêu chỉ – Hair/Thread Algae

Rêu tóc, rêu chỉ là loại rêu hại có hình dáng như sợi nhỏ dài, chúng mọc xen lẫn giữa các rêu và cây thủy sinh khác trong hồ. có nhiều loại như rêu tóc xanh, rêu tóc đen.

Nguyên nhân xuất hiện rêu tóc:

  • Hồ mới set, hệ vi sinh chưa ổn định để chuyển hóa 1 số chất cho cây hấp thụ.
  • Quá nhiều đèn, nhưng không cung cấp đủ co2
  • Lượng FE trong nước cao, kết hợp với ánh sáng cao và lượng co2 hạn chế.
  • Tạp chât hữu cơ trong nước cao.

Cách xử lý rêu tóc:

  • Nếu hồ mới set, nên trồng nhiều cây, ánh sáng nên bật 5-6 tiếng / ngày rồi tăng dần 30 phút hàng tuần cho đến khi đạt 8 tiếng.
  • Hạn chế châm phân nước nhiều FE trong thời gian đầu
  • Tối ưu lượng co2, rêu tóc xanh sẽ biến mất rất nhanh
  • Nếu không quản lý tốt dinh dưỡng và co2 thì có thể giảm đèn và thay nước nhiều
  • Một số loài cá tép có thể hạn chế rêu tóc xanh như cá bút chì, nô lệ, otto, tép Amano…
  • Xử lý bằng tay: Dùng nhíp hoặc lấy tay bốc rêu tóc ra càng nhiều càng tốt
  • Dùng dung dịch Excel và Cidex có thể trị tạm thời rêu tóc xanh.

2. Tảo nước xanh – Green Water (Euglaena)

Khi hồ thủy sinh của bạn bỗng nhiên nước có màu xanh khắp cả hồ thì đó là dấu hiện cảnh báo loài tảo nước xanh xuất hiện.

Loài tảo này gây mất mỹ quan trầm trọng. Vì vậy tảo nước xanh cũng liệt vào danh sách rêu hại cần được tiêu diệt.

Nguyên nhân xuất hiện tảo nước xanh:

  • Ánh sáng quá nhiều, bật đèn quá lâu
  • Ánh sáng mặt trời chiếu vào quá nhiều
  • Tảo nước xanh xuất hiện thường ở các hồ thủy sinh mới setup, chưa cân bằng được dinh dưỡng và hệ vi sinh chưa tốt.
  • Loài rêu hại này cũng xuất hiện khi bị ảnh hưởng bởi một vài loài thuốc, hóa chất.

Cách xử lý tảo nước xanh:

  • Tắt đèn hồ trong 5 ngày: Đây là phương pháp tốt nhất để tiêu diệt loài rêu hại này.
  • Lọc vi sinh: hệ thống vi sinh tốt cũng loại trừ như tuyệt đối tảo nước xanh.
  • Dùng đèn UV diệt khuẩn để tiêu diệt tảo nước xanh
  • Lọc bông: tăng cường nhiều bông lọc sẽ cải thiện kha khá loài rêu hại này.
  • Thay nước: Thay nước đều đặn và tương đối trong vòng 1-2 tuần. Phương pháp đơn giản nhất để diệt rêu hại tảo nước xanh.

3. Rêu đốm xanh

Loại rêu hại này thường có hình đốm tròn màu xanh, hay bám lên mặt kính và lá cây

Nguyên nhân xuất hiện rêu đốm xanh:

  • Nếu ánh sáng quá mạnh hoặc thời gian chiếu sáng quá lâu hơn mức cần thiết của từng hồ, rêu đốm xanh sẽ xuất hiện trên kính và lá cây yếu
  • Nếu hồ dư chất hữu cơ (từ nền cũ, phân cá, lá cây chết, cặn đáy…), rêu đốm xanh càng dễ bùng phát khi có thêm ánh sáng dư thừa
  • Vi lượng dư thừa cũng là nguyên nhân gây rêu đốm xanh, chủ yếu là những kim loại nặng như sắt chẳng hạn. Nếu hồ bạn trồng những cây hút ít vi lượng, nhưng bạn lại châm nhiều Fe thì chắc chắn rêu đốm xanh sẽ xuất hiện khi nhiều đèn.

Cách xử lý rêu đốm xanh:

  • Dùng dao cạo rêu: sử dụng dao cạo rêu hại bằng inox, hoặc có thể dùng miếng nhựa có độ cứng và bén tương đối để cạo rêu đốm xanh này.
  • Giảm sáng, có thể là số bóng đèn, giờ chiếu sáng, hoặc cả 2. Bạn sẽ thấy ánh sáng là gốc rễ của rêu đốm xanh
  • Thay nước để giảm lượng hữu cơ, vi lượng, Fe dư thừa trong nước.
  • Ốc nerita, 1 số loại cá dọn dẹp rất thích ăn rêu đốm xanh
  • Tăng co2 có thể làm cây khỏe để hút hết hữu cơ dư thừa, co2 cũng có tác dụng vô hiệu hóa tạm thời thức ăn của rêu đốm xanh

4. Rêu chùm đen (Black Beard Algae)

Rêu chùm đen là loài rêu hại khó chịu nhất trong những loài rêu hại thuỷ sinh. Rêu chùm đen có màu đen, đỏ, xám, hoặc nâu chúng thường bám lên lá cây, lũa, đá. Rêu chùm đen càng tồn tại lâu trong hồ thì càng khoẻ và khó trị.

Nguyên nhân xuất hiện rêu chùm đen:

  • Chất hữu cơ dư thừa trong nước hồ quá nhiều, cá tép quá nhiều, cho cá ăn quá nhiều, hồ ít thay nước, hồ quá bẩn, lọc quá bẩn vì lâu không vệ sinh.
  • Lượng Sắt – Fe dư thừa, hoặc không được cây hấp thụ hết.
  • Lượng co2 thấp hoặc dòng chảy đưa co2 yếu, đây là nguyên nhân thông dụng nhất, thiếu carbon làm cây yếu và ngừng hấp thụ những chất gây bùng phát chùm đen.
  • Rêu thường xuất hiện nhiều trong hồ pH thấp, lượng vi lượng, hữu cơ dễ được rêu chùm đen hấp thụ khi ở môi trường pH thấp.
  • Lá già yếu, lá bị tổn thương khi thiếu hụt dinh dưỡng, lá bị che sáng cũng dễ bị rêu chùm đen tấn công.

Cách xử lý rêu chùm đen:

  • Thủ công: Gỡ bỏ bằng tay, đôi khi dùng biện pháp mạnh cắt bỏ luôn vật chủ thể.
  • Ngừng hoặc hạn chế cho cá ăn thời gian này.
  • Vệ sinh lọc, thay nước liên tục 30% cách ngày.
  • Bơm dung dịch oxy già hoặc Excel trực tiếp vào rêu hại chùm đen.
  • Cá bút chì, tép Yamato rất có ích trong việc tiêu diệt rêu hại chùm đen sau khi bơm dung dịch.
  • Xem lại lượng co2 trong hồ. Khi hồ thiếu co2 thì lượng dinh dưỡng sẽ không được cây hấp thụ hết và rêu sẽ tận dụng dinh dưỡng dư thừa để phát triển. Đa số các hồ thủy sinh khi lượng co2 tối ưu thì rêu sẽ bị đổi màu và biến mất.

5. Rêu nhớt xanh – Blue Green (Cyanobacteria)

Rêu nhớt xanh là một loại nhớt đầy vi khuẩn và dễ dàng phủ lên mọi thứ trong hồ cá thủy sinh. Vi khuẩn lam là một ngành vi khuẩn có khả năng quang hợp. Có nhiều loại nhưng trong hồ thủy sinh thì loại thông dụng nhất thường nhớt, có mùi hôi, thường xuất hiện ở nền, mặt nước, và những chổ có dòng chảy kém.

Nguyên nhân xuất hiện rêu nhớt xanh:

  • Giàu chất hữu cơ: thường thì do bị thức ăn dư thừa nhiều, đôi khi cá chết hoặc cây thối cũng gây ra tình trạng rêu nhớt xanh xuất hiện
  • Vi sinh chưa ổn định chưa xử lý hết chất hữu cơ trong hồ
  • Lọc yếu, bị tắt nghẽn khiến dòng chảy không mang dinh dưỡng và o2 đến 1 số nơi trong hồ
  • Một số hồ khi lượng No3 quá thấp cũng gây ra bùng phát rêu nhớt xanh
  • Thiếu co2 cũng là 1 lý do phổ biến, thiếu co2 làm cây yếu và mất cân bằng

Cách xử lý rêu nhớt xanh:

  • Thay nước đều và bớt lượng thức ăn dư thừa lại
  • Xem lại hệ thống lọc, đảm bảo dòng chảy, xục oxi và chạy lọc váng
  • Nếu có thể thì tắt đèn vài ngày, rêu nhớt xanh sẽ biến mất
  • Cá bút chì và ốc nerita có thể diệt bớt rêu nhớ xanh
  • Cidex, excel cũng hiệu quả

6. Tảo nâu – Brown Algae (Diatoms)

Tảo nâu có màu nâu đậm, nhớt, chúng thường bám lên lá, đá và các vật cứng khác. Thường tảo nâu xuất hiện khi các hồ thủy sinh không chăm sóc kỹ hoặc dư thừa dinh dưỡng trong quá trình chăm thêm phân vào hồ.

Nguyên nhân xuất hiện tảo nâu:

  • Dư dinh dưỡng
  • Hồ bị dư sáng là yếu tố hàng đầu
  • Hệ vi sinh không ổn định

Cách xử lý tảo nâu:

  • Dùng động vật ăn rêu: Cá otto, tép RC, ốc Nerita
  • Thay nước liên tục theo định kỳ
  • Giảm thời gian chiếu sáng, và cường độ ánh sáng

Lưu ý về rêu hại thủy sinh:

  • Hầu hết các loài rêu hại đều được xử lý bằng các loài ăn rêu như tép, ốc táo, ốc Nerita, cá bút chì v.v…… vì vậy nếu có thể thì hãy làm phong phú các động vật trong hồ thủy sinh bằng các loài ăn rêu hại đó.
  • Nếu muốn tránh tình trạng rêu hại xảy ra thì hãy thay nước đều đặn 30% mỗi tuần, hoặc 2 lần 1 tuần khi thấy có dấu hiệu rêu hại xuất hiện.
  • Quản lý tốt ánh sáng trong hồ là 1 cách hiệu quả nhất để ngừa rêu hại.
  • Thường xuyên quan sát sự phát triển của rêu hại và hành động sớm nhất có thể.
  • Đừng sử dụng thuốc diệt rêu hại nếu bạn không thực sự hiểu rỏ về nó, nó gây ảnh hưởng rất lớn đến thực vật và động vật thủy sinh.
 

Danh mục sản phẩm